Trụ sở: 361/8 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM

ĐT: 028 39 1600 39

Dự Hội nghị có đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành TƯ; đại diện lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục của 49 tỉnh, thành phố có trường PTDTNT.

Trường PTDTNT là loại hình trường công lập, chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Hiện, toàn quốc có 315 trường PTDTNT ở 49 tỉnh, với hơn 109 nghìn học sinh nội trú, trong đó, trường PTDTNT tỉnh có 59 trường, cấp huyện có 256 trường, có ba trường PTDTNT trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy mô trung bình của trường cấp tỉnh khoảng 600 học sinh/trường; trường cấp huyện khoảng 290 học sinh/trường.

Đến nay, số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt 40%. Chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT ngày càng được nâng cao, học sinh tốt nghiệp THCS và THPT của các trường PTDTNT liên tục tăng qua từng năm học. Đối với cấp THCS, số học sinh tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 97%, tỷ lệ học sinh học tiếp lên trường nội trú THPT đạt 15,6%. Đối với cấp THPT, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt từ 95 - 98%, đỗ thẳng vào cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ trung bình trong 5 năm từ 2012 - 2017 là 32%, trong những năm gần đây tỷ lệ này đạt khá cao, có trường đạt từ 70 - 90%.

Tại hội nghị, đại biểu của các tỉnh đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, việc thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp tình hình thực tế từng địa phương; việc bồi dưỡng cho học sinh về kiến thức pháp luật, xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em...

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã đánh giá cao những kết quả đạt được của các trường PTDTNT trong 10 năm qua; đồng thời nhấn mạnh: để củng cố và hoàn thiện trường PTDTNT trong giai đoạn tới, đề nghị các địa phương cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống trường PTDTNT theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tránh lãng phí; các trường phải được quản lý chặt chẽ đầu vào, đầu ra theo đúng mục tiêu để tránh lãng phí và đào tạo không đúng đối tượng, kém hiệu quả; ưu tiên tuyển sinh học sinh các dân tộc rất ít người và dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp; chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS, miền núi; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh nội trú; bảo đảm tính công bằng giữa các dân tộc; các địa phương nghiên cứu mở rộng mô hình giáo dục hòa nhập; tăng cường công tác xã hội hóa cho giáo dục dân tộc... Trước những ý kiến, kiến nghị của các địa phương, Bộ sẽ tiếp thu và trực tiếp xem xét, giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho công tác giáo dục dân tộc của các tỉnh.

Tin, ảnh: THANH SƠN

Web designed on www.saco.vn

Top