Trụ sở: 361/8 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM

ĐT: 028 39 1600 39

Hầu hết các vụ giả chết là để trốn nợ hay trục lợi tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lý do giả chết lại vô cùng sâu xa và lạ kỳ.

Hầu hết các vụ giả chết là để trốn nợ hay trục lợi tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lý do giả chết lại vô cùng sâu xa và lạ kỳ.

Vụ án bí thư xã Liên Hà sát hại cháu họ để "thế thân", giả chết nhằm trục lợi bảo hiểm 18 tỷ đồng đang gây chấn động dư luận bởi mức độ dã man, thiếu tình người. Tuy nhiên, thủ đoạn trốn nợ và trục lợi tiền bảo hiểm của người đàn ông này lại không phải là hiếm trên thế giới.

Giả chết để trốn nợ

Năm 2003, ông Larry M.Nixon, 56 tuổi, nợ ngân hàng khoảng 5 triệu USD nên đã nghĩ ra ý tưởng giả chết để trốn nợ.

Tháng 8/2003, tàu tốc hành mang tên "Living Extra Fast" của ông Nixon đâm vào Vịnh Galveston. Các nhân viên cứu trợ đã mất nhiều ngày để tìm kiếm thi thể của ông nhưng vẫn không tìm được.

Tuy nhiên, sau đó có nguồn tin thông báo rằng ông Nixon đã đổi tên thành Patrick Hudgens và sống trong thành phố Fort Worth. Cảnh sát đã thực hiện cuộc truy tìm và đã bắt được ông Nixon và ông đã thừa nhận màn kịch của bản thân. Tòa kết án ông Nixon với bản án 7 năm tù và phải trả 9 triệu USD tiền nợ cho hai ngân hàng và 3,5 triệu USD tiền phạt.

An ninh - Hình sự - Những vụ án giả chết nổi tiếng thế giới

Bị cáo Russell Geyer bị kết án tù chung thân vì nhiều tội danh khác nhau

Chưa dừng lại ở đó, đến năm 2019, một người chồng Mỹ đã tiếp tục sử dụng cách thức giả chết để lừa 70.000 USD của vợ. Theo thông tin đăng tải, Russell Geyer cùng vợ đã tuyên bố phá sản vào cuối năm 2018 với khoản nợ hơn 500.000 USD. Bất ngờ đến ngày 30/8/2019, luật sư gia đình đã nhận được email từ người vợ có nội dung thông báo chồng mình đã chết vì phình mạch máu não trên đường về nhà mới.

Tuy nhiên đến đầu tháng 9, âm mưu Geyer bị bại lộ vì người vợ đã xuất hiện tại phiên tòa. Người vợ đã khai báo chồng mình vẫn còn sống và gia đình không chuyển như bức thư đã nói. Điều tra viên còn xác nhận Geyer đã giả danh người vợ gửi email và còn lừa khoản tiền bảo hiểm 70.000 USD của vợ. Geyer bị cáo buộc với nhiểu tội danh như Khinh miệt tòa án, Lừa đảo phá sản, Lừa đảo chuyển khoản, Giả mạo danh tính và bản án lên đến mức án tù chung thân.

Giả chết để “bảo mật danh tính” suốt 36 năm

Juan Pujol Garcia đã trở thành gián điệp cho chính phủ Anh từ sau Chiến tranh Thế giới II. Ban đầu, người Anh đã từ chối đơn xin nhập ngũ của Juan vì không có bằng cấp. Tuy nhiên vì niềm đam mê, anh vẫn giả danh một quan chức Tây Ban Nha để gặp lãnh đạo của Đức Quốc xã và đề nghị làm gián điệp cho chúng chống lại người Anh. Anh bắt đầu gửi cho chúng những thông tin giả từ London, từ đó là nhiễu loạn thông tin của Đức Quốc xã.

An ninh - Hình sự - Những vụ án giả chết nổi tiếng thế giới (Hình 2).

Chân dung điệp viên Juan Pujol Garcia

Đến năm 1942, Juan có đủ kinh nghiệm, danh tiếng nên một lần nữa xin vào MI5 (Cơ quan tình báo của Anh). Lần này Juan đã thành công và thực hiện được ước mơ của mình. Và đây cũng chính là ngày tháng bắt đầu Juan trở thành điệp viên hai mang.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Juan gặp bất trắc vì người vợ đã dọa sẽ tố cáo anh với người Đức và cô sẽ được trở về Tây Ban Nha. Juan và chính phủ Anh đã phải đau đầu suy nghĩ cách đối phó và cuối cùng, họ đã lừa người vợ rằng Juan đã bị bắt giam vì những lời đe dọa của cô.

Sau chiến tranh, Juan không dám trở về nhà và tung tin mình bị chết vì bệnh sốt rét để tránh người Đức đến trả thù.

Màn kịch trốn chạy pháp luật

Năm 1965, Ken Kesey, một nhà văn nổi tiếng đã bị cảnh sát truy tố về tội sở hữu cần sa nên ông đã chọn cách giả chết để thoát tội. Ken đã đỗ xe gần một vách đá và một lá thư tuyệt mệnh rồi bỏ đi cùng một người bạn đến Mexico với hy vọng cảnh sát sẽ tìm ra và kết luận ông tự sát.

Cái chết của ông đã có nhiều luồng thông tin khác nhau khiến cảnh sát đã phải kéo dài cuộc truy tìm trong vòng 8 tháng. Cuối cùng, Ken lại xuất hiện đầu thú tại sở cảnh sát vì nhận thấy kế hoạch của mình có chút “ngớ ngẩn”. Ông bị kết án 6 tháng tù giam.

An ninh - Hình sự - Những vụ án giả chết nổi tiếng thế giới (Hình 3).

Nhà văn Ken Kesey

Tương tự như nhà văn Ken Kesey, Samuel Israel là một người có vẻ ngoài giống một doanh nhân thành đạt nhưng thực tế là một tên lừa đảo khét tiếng ở phố Wall. Hắn bị cảnh sát kết án 20 năm tù với số tiền lấy cắp hơn 400 triệu USD.

Đến ngày bắt đầu thi hành bản án, Samuel đã dựng cảnh nhảy cầu tự tử với dòng chữ “tự sát là kết thúc đau đớn” để tăng thêm sức thuyết phục. Tuy nhiên cảnh sát nhất quyết không bỏ cuộc cho đến khi tìm bằng được xác của gã. Ảnh truy nã được lan truyền trên mạng xã hội cũng như khắp các ngóc ngách của Mỹ.

An ninh - Hình sự - Những vụ án giả chết nổi tiếng thế giới (Hình 4).

Bị cáo Samuel Israel

Cuối cùng sau vài tuần lẩn trốn, Samuel đã ra đầu thú và thi hành bản án của bản thân.

Han (theo Wiki, Businessinsider, History, Sandiegouniontribune, Dailybeast)

Web designed on www.saco.vn

Top